Arbutin là gì? Tác dụng của Arbutin trong việc chăm sóc da

Mặc dù trên thị trường có rất nhiều thành phần có khả năng làm sáng và đều màu da, nhưng chúng có thể quá khắc nghiệt, khiến da khô ráp và thậm chí có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm. Trong đó, arbutin là hoạt chất làm sáng da được nhiều người lựa chọn do ít gây tác dụng phụ cho làn da. 

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về arbutin là gì, công dụng và nồng độ sử dụng an toàn thành phần này để giúp làn da đều màu và luôn tươi trẻ bạn nhé!

Arbutin là gì?

Arbutin là phân tử được chiết xuất từ quả bearberry có tác dụng ngăn chặn sự hình thành sắc tố melanin có tự nhiên trong da. 

Các đốm nâu trên da xuất phát từ các sắc tố được tạo ra trong các tế bào hắc tố, chứa các enzym gọi là tyrosinase. Chúng có thể được kích hoạt bất cứ lúc nào khi tiếp xúc với tia UV. Vì thế nếu bạn dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời, làn da sẽ bắt đầu xuất hiện các đốm tàn nhang và vết bỏng nắng. Bằng cách hoạt động như chất ức chế tyrosinase, arbutin đem lại hiệu ứng làm sáng da, cải thiện tình trạng làn da không đều màu. Ngoài ra, arbutin thường được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm chăm sóc da, bao gồm serum, kem dưỡng ẩm, toner và mặt nạ.

Arbutin có tác dụng gì?

Arbutin là thành phần được sử dụng nhiều trong các mỹ phẩm chăm sóc da. Sau đây là 1 vài công dụng của arbutin mà bạn có thể tham khảo:

arbutin

  • Có đặc tính chống nắng: Arbutin có thể làm giảm mức độ sạm da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bằng cách ngăn chặn việc sản xuất tyrosinase.
  • Cải thiện làn da không đều màu: Vì tác dụng của arbutin giúp ức chế tyrosinase, một loại enzyme sản xuất melanin, thành phần này có thể ngăn ngừa nám da, các đốm đen tích tụ lâu ngày trên da. Thậm chí, hoạt chất này còn giúp làm mờ tình trạng sạm da, sẹo mụn, đem lại làn da đều màu hơn.
  • Ngăn ngừa lão hóa da, giảm thiểu sự xuất hiện các dấu hiệu lão hóa

Arbutin có khả năng làm sáng da vĩnh viễn?

Câu trả lời là không. Mặc dù arbutin có thể làm sáng da, cải thiện các sắc tố không đều màu, nhưng nó không thể phá hủy melanin. Thay vào đó, thành phần này chỉ làm gián đoạn hoặc làm chậm quá trình sản xuất melanin. Vì vậy nếu bạn ngưng sử dụng arbutin trong một thời gian, quá trình sản xuất melanin trên da của bạn sẽ tăng tốc trở lại.

Cách sử dụng Alpha Arbutin

Vì arbutin đem lại tác động dịu nhẹ cho làn da, thành phần này có thể được kết hợp sử dụng với các thành phần làm sáng da khác như: retinol hay peel da hóa học. Điều này giúp tăng cường sự thay đổi tế bào da và cải thiện khả năng hấp thụ của sản phẩm. Ngoài ra, arbutin cũng hoạt động hiệu quả với các thành phần có công dụng sáng da tương tự như: vitamin C và AHA. Tuy nhiên, bạn hãy thận trọng trước khi thử bất kỳ loại sản phẩm mới nào trên da. 

Khi ở độ pH cao, arbutin sẽ giải phóng hydroquinone, nhưng may mắn thay, hầu hết các sản phẩm chăm sóc cá nhân đều có độ pH trung tính. Vì thế, nhìn chung, arbutin khá an toàn để có thể sử dụng mỗi ngày, nhưng vẫn có một số người có thể nhạy cảm với thành phần này.

arbutin

Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng arbutin 2 lần mỗi ngày sau bước làm sạch da, nhưng lại trước bước thoa kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên hãy để các loại serum hay gel dưỡng có chứa arbutin khô hoàn toàn trước khi thoa kem dưỡng ẩm. Vì nếu bạn thoa kem dưỡng ẩm ngay lập tức, arbutin sẽ không có cơ hội thẩm thấu vào da đủ để phát huy tác dụng.

Đừng quên thoa kem chống nắng

Arbutin có thể dễ khiến làn da bị cháy nắng và nhạy cảm hơn với tia UV. Nguyên nhân là vì melanin giúp bảo vệ làn da khỏi tác động từ tia UV, trong khi đó arbutin thì có tác dụng hạn chế sản xuất melanin, nên nó khiến làn da của bạn dễ bị cháy nắng hơn. 

Ngoài ra, nếu bạn đang cố gắng cải thiện vùng da tăng sắc tố, nhưng lại không thoa kem chống nắng thì trên da bạn sẽ bắt đầu xuất hiện các đốm đồi mồi, đốm nắng. Tốt nhất là bạn nên hạn chế ra nắng và thoa kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ tối ưu cho làn da.

Nồng độ sử dụng

Arbutin tồn tại ở 2 dạng, alpha và beta. Cả alpha-Arbutin và beta-Arbutin đều ngăn chặn sản xuất melanin gây ra tàn nhang và sạm da. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng alpha-Arbutin được ước tính là ổn định và mạnh hơn gấp mười lần so với beta-Arbutin. Do đó, trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc da, alpha-Arbutin thường được nhiều người ưa chuộng sử dụng hơn hẳn.

Alpha-Arbutin an toàn khi sử dụng tại chỗ với nồng độ lên đến 2% và beta-Arbutin an toàn khi sử dụng tại chỗ với nồng độ 7% trong các sản phẩm chăm sóc da

>>> Bạn có thể quan tâm: Tranexamic acid là gì? Cách sử dụng điều trị nám da, thâm mụn

Arbutin có phù hợp cho mọi loại da? Có tác dụng phụ nào cần lưu ý?

Arbutin hầu như phù hợp cho mọi loại da, kể cả làn da sáng hay tối màu. Ngoài ra bạn cũng nên biết rằng hoạt chất này không thể thay đổi màu da tự nhiên của bạn, mà nó chỉ có thể làm sáng các sắc tố không bình thường do tàn nhang, đồi mồi, đốm nắng, sẹo mụn hoặc dùng arbutin trị nám da. Hãy nhớ rằng đối với các làn da sẫm màu có nhiều melanin tự nhiên thì cần phải mất thời gian lâu hơn để cảm nhận kết quả.

arbutin

Tuy arbutin có xu hướng dịu nhẹ và ít gây kích ứng khi so với chất làm sáng da khác (như hydroquinone) nhưng vẫn có thể có một số tác dụng phụ khi sử dụng. Tình trạng đỏ da, khô da, viêm da dị ứng, kích ứng do phản ứng dị ứng với thành phần này là các tác dụng phụ thường gặp khi dùng quá liều lượng, sai cách, hoặc có cơ địa dị ứng. Vì thế bạn hãy luôn thoa sản phẩm lên 1 vùng da nhỏ trước khi thoa lên toàn bộ khuôn mặt.

Phụ nữ mang thai có nên dùng arbutin?

Vì arbutin là một dẫn xuất của hydroquinone, nên sẽ không an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai. Để đảm bảo an toàn, hãy tránh sử dụng arbutin thay vì sử dụng các chất làm sáng da an toàn cho phụ nữ mang thai như axit kojic hoặc axit glycolic.

Phân biệt giữa arbutin và hydroquinone

Mặc dù arbutin hoạt động theo cơ chế tương tự hydroquinone, nhưng nó không mang lại hiệu quả mạnh bằng. Trong khi hydroquinone giúp tiêu diệt các tế bào tạo ra melanin và sắc tố, thì arbutin có khả năng ngăn chặn các enzyme tạo ra các tế bào hắc sắc tố.

Cũng bởi vì quá trình giải phóng thủy phân glucoside diễn ra chậm hơn nên arbutin vì thế cũng ít gây kích ứng hơn so với khi dùng hydroquinone trực tiếp và an toàn hơn hẳn. Trong khi hydroquinone ở nồng độ trên 1% đã bị cấm trong các sản phẩm mỹ phẩm ở EU, Nhật Bản, Úc và một số quốc gia ở Châu Phi, thì arbutin được cho phép sử dụng phổ biến với nồng độ như trên. Vì thế, nếu bạn muốn sử dụng hydroquinone để làm sáng da thì cần phải có chỉ định từ bác sĩ. Nếu dùng hydroquinone không đúng cách trong một thời gian dài, nó có thể làm tổn thương da vĩnh viễn, để lại vết loang màu xanh / xám trên da bạn.

Phân biệt giữa arbutin với axit kojic

Arbutin và axit kojic là những thành phần làm sáng da tự nhiên giúp giảm sản xuất melanin và không cần kê đơn thuốc từ bác sĩ. Sự khác biệt chính ở đây là axit kojic dễ bị oxy hóa hơn (phản ứng với oxy) có nghĩa là nó nhạy cảm hơn với không khí, nhiệt và ánh sáng. 

Điều này sẽ khiến cho các sản phẩm chăm sóc da mất đi hiệu quả ban đầu. Để không làm suy giảm hiệu quả của các sản phẩm chứa axit kojic, các sản phẩm này nên được bảo quản ở nơi thoáng mát và tối. Nhìn chung, cả 2 đều là những lựa chọn tuyệt vời để làm sáng các mảng da tối màu, nhưng arbutin lại dễ bảo quản hơn axit kojic.

>>> Bạn có thể quan tâm: Azelaic Acid là gì? “Thần dược” trị mụn, mờ thâm ít ai biết

Mất bao lâu để thấy hiệu quả?

arbutin

Không sử dụng arbutin lâu hơn 3 tháng nếu không nhận thấy kết quả thay đổi, vì có thể làm tổn hại làn da bạn. Thông thường, chỉ mất khoảng từ 1-2 tháng sử dụng arbutin tại chỗ thì bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả làm trắng da.

Nếu da bạn bị vết thương hở, vết loét hay mụn trứng cá thì cần tránh thoa các sản phẩm chứa arbutin để da không bị nhiễm trùng nặng hơn. Để đảm bảo an toàn cho da, bạn nên cân nhắc tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để xác định nồng độ phù hợp nhất cho tình trạng da của mình.

Top 3 nguyên nhân da tay bị khô và 8 cách khắc phục
Hỏi đáp Bác sĩ: Uống vitamin E bị nổi mụn phải làm sao?
Close Giỏ hàng
Close Yêu thích
Close Recently Viewed
Close
Compare Products (0 Sản phẩm đã chọn)
Compare Product
Compare Product
Compare Product
Compare Product
Close
Danh mục