Cách khắc phục mụn mọc trên đầu để không gây viêm nhiễm

Mụn mọc trên đầu (đầu nổi mụn) tuy không phổ biến như các vùng khác trên cơ thể, song đây là một trong những vấn đề da liễu khiến bạn khó chịu vì cảm giác đau và ngứa ngáy mà nó mang lại. Nếu biết cách giữ gìn vệ sinh kết hợp với chế độ ăn uống và thuốc điều trị, bạn sẽ sớm hồi phục vùng da đầu bị nổi mụn, tổn thương! 

Khi các lỗ chân lông trên đầu bị tắc sẽ hình thành mụn da đầu. Những đốm mụn mọc trên đầu này có thể gây ngứa, đau hay sưng nên rất khó chịu. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về cách chữa trị và phòng ngừa nhé.

Nguyên nhân gây mụn mọc trên đầu

Mụn trên da đầu có thể lan xuống cả cổ và những đốm mụn này có thể gây ngứa và đau. Một số yếu tố có thể gây ra mụn trên da đầu như sau:

  • Không gội đầu kỹ
  • Không gội đầu sau khi tập luyện
  • Tế bào chết hoặc dầu thừa làm tắc nghẽn nang lông
  • Đổ mồ hôi khi đội các loại nón, đặc biệt là những loại nón chật gây ma sát da đầu, đầu mọc nhiều mụn
  • Các sản phẩm chăm sóc tóc như như gel vuốt tóc, keo xịt tóc, kem ủ, dầu xả… tích tụ trên da đầu

Những nhân tố khác như vi khuẩn, nấm men hoặc chấy (chí) cũng có thể xâm nhập vào lỗ chân lông và gây ra kích ứng. Các loại vi khuẩn cụ thể có thể làm tình trạng mụn trên đầu diễn biến nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Cutibacterium
  • Demodex folliculorum
  • Staphylococcus aureus
  • Nấm men họ Malassezia
  • Propionibacterium acnes
  • Staphylococcus epidermidids
  • mụn mọc trên đầu

    Các loại mụn trên đầu

    Da đầu nổi mụn hay còn gọi là viêm nang lông ở da đầu, thường xảy ra nhiều nhất ở dọc phần chân tóc. Tình trạng này có thể gây ra các nốt mụn nhỏ và ngứa, đôi khi chúng cũng trở nên lở loét và đóng vảy. Nổi mụn ở đầu bạn có thể gồm 3 mức độ sau:

    • Dạng nhẹ: bao gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng
    • Dạng vừa phải: bao gồm các nốt mụn sẩn và mụn mủ trên đầu, xuất hiện trên các bề mặt da
    • Dạng nghiêm trọng: bao gồm các nốt mụn và u nang, nổi mụn da đầu thường nằm sâu dưới da

    Nhiều người thắc mắc mọc mụn ở đầu có sao không? Một số trường hợp mọc mụn trên da đầu khá nghiêm trọng (mụn trứng cá hoại tử và viêm mô tế bào) có thể phát triển thành vảy đen và để lại sẹo vĩnh viễn. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn đang gặp phải tình trạng nổi mụn nhọt trên đầu, mụn dai dẳng gây rụng tóc, hói đầu hoặc đau dữ dội.

    Cách trị mụn mọc trên đầu

    Cách trị mụn trên đầu: Trong hầu hết các trường hợp mọc mụn trên đầu, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một loại dầu gội hoặc thuốc điều trị cho da đầu. Những loại dầu gội này có thể giúp bạn rửa sạch dầu thừa và da chết, từ đó giúp kiểm soát bị mọc mụn ở đầu. Thành phần phổ biến trong các sản phẩm theo cách trị mụn ở đầu thường bao gồm:

    • Benzoyl peroxide: Giúp loại bỏ vi khuẩn gây nổi mụn trên da đầu
    • Axit salicylic: Giúp loại bỏ các tế bào da chết
    • Tinh dầu tràm trà: Có công dụng loại bỏ vi khuẩn trên da đầu
    • Axit glycolic: Giúp loại bỏ tế bào da chết, vi khuẩn và bã nhờn
    • Ciclopirox: Có chức năng kháng nấm và điều trị nhiễm trùng da
    • Ketoconazole: Giúp kháng nấm, cải thiện tình trạng da đầu có vảy hoặc da đỏ
    • Propionibacterium acnes: Dùng trong các trường hợp bị mụn nghiêm trọng

    Đối với trường hợp mụn mọc trên đầu dai dẳng kèm theo các triệu chứng liên quan như rụng tóc và bị viêm, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau:

  • Tiêm steroid
  • Dùng kháng sinh đường uống
  • Dùng thuốc kháng histamine cho phản ứng dị ứng
  • Dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi tại chỗ hoặc thoa kem steroid theo chỉ định của bác sĩ da liễu
  • Áp dụng liệu pháp quang học hay còn được gọi là liệu pháp ánh sáng
  • Dùng các thuốc đặc trị khi bị mụn nghiêm trọng như thuốc isotretinoin
  • Nếu mụn mọc trên đầu, bạn chỉ nên sử dụng từng phương pháp điều trị một chứ không nên kết hợp nhiều phương pháp trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

    >>> Bạn có thể quan tâm: Bị gàu sau khi nhuộm tóc: Nguyên nhân và cách trị tại nhà

    Mất bao lâu thì hết mụn mọc trên đầu?

    Các phương pháp điều trị bị mụn ở đầu thường mất từ 4-8 tuần để bắt đầu thấy hiệu quả. Tuy nhiên bạn vẫn phải tiếp tục điều trị khu vực này để tránh tình trạng tái phát. Do đó, nếu bạn cần gội đầu thường xuyên, các bác sĩ da liễu có thể khuyên bạn nên dùng dầu gội đầu dịu nhẹ để chăm sóc tóc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu gội đầu nhẹ không cản trở sự phát triển bình thường của tóc.

    Các vết sẹo do mụn da đầu có thể mất đến sáu tháng để mờ đi. Điều quan trọng là bạn tuyệt đối không được tự nặn mụn vì điều này có thể tạo ra vết sẹo sâu hơn và dễ lây lan vi khuẩn. Khi bạn tiếp tục điều trị mụn mọc trên đầu đầu nhức, hãy nhớ nhẹ nhàng khi mát-xa da đầu. Tránh chà xát bằng móng tay vì điều này có thể gây kích ứng da và làm trầm trọng thêm vết thương hở.

    Cách phòng ngừa mụn mọc trên đầu

    mụn mọc trên đầu

    Da đầu không sạch sẽ là nguyên nhân chủ yếu khiến lỗ chân lông bị tắc và khiến mụn hình thành. Do đó, điều bạn cần làm là nên gội đầu khi da đầu nhờn hoặc sau khi tập luyện ra mồ hôi. Ngoài ra, bạn cần lưu ý những điều sau trong suốt quá trình điều trị mụn trên da đầu, từ đó giúp ngăn ngừa mụn lan rộng thêm:

    • Đội các loại mũ rộng hơn để da đầu thông thoáng
    • Tránh sử dụng quá nhiều sản phẩm cho tóc như keo xịt tóc hay gel vuốt tóc
    • Tránh nhuộm, duỗi tóc bằng hoá chất gây tổn thương da đầu. Đồng thời, khiến cho da đầu yếu và dễ hình thành mụn.
    • Bổ sung đủ vitamin A, D và E để da luôn khỏe mạnh. Nếu cần, bạn có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp.
    • Theo dõi chế độ ăn uống của mình để phát hiện các loại thực phẩm có thể gây kích ứng khiến mụn bùng phát
    • Chuyển sang dùng các sản phẩm chăm sóc tóc tự nhiên và không gây dị ứng thay vì các sản phẩm có chứa hóa chất

    Đối với một số người, việc gội đầu không thường xuyên có thể gây khiến mụn mọc trên đầu. Tuy nhiên, một số người gội đầu quá thường xuyên cũng có thể làm mất lớp dầu bảo vệ da đầu và từ đó có thể làm tăng nguy cơ da đầu bị các chất gây ô nhiễm xâm nhập.

    >>> Bạn có thể quan tâm: 7 cách trị da đầu dầu giúp giảm nhờn, cho tóc suôn mượt bất chấp nắng nóng

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Ngoài bụi bẩn và vi khuẩn, có rất nhiều bệnh có thể khiến mụn mọc trên đầu. Nếu da đầu nổi mụn là triệu chứng của một bệnh nào đó, bạn cần xác định sớm để chữa trị. Các loại bệnh da đầu này có thể bao gồm:

    • Viêm nang lông da đầu: Đây là tình trạng vi khuẩn trên da đầu khiến các nang tóc bị nhiễm trùng và viêm. Điều này có thể dẫn đến những vết mụn sưng đỏ nhỏ và rất ngứa.

    • Viêm da tiết bã nhờn: Tình trạng này khá phổ biến và thường gây ra gàu cũng như làm cho da đầu đỏ và tróc vảy. Phản xạ gãi chỗ ngứa có thể khiến da bị tổn thương, từ đó dẫn đến tình trạng mụn mọc trên đầu.

    • U nang: Đây là những vết sưng cứng chứa đầy keratin hình thành gần chân tóc. Tuy nhiên, những vết sưng này thường không có mủ trắng như mụn thông thường.

    Trong một số trường hợp, các vết mụn trên da đầu có thể là dấu hiệu của các tế bào ung thư, chẳng hạn như ung thư biểu mô tế bào vảy.

    Chế độ ăn uống cũng có thể liên quan đến tình trạng mụn mọc trên đầu. Theo một nghiên cứu được công bố trên trang Advances in Dermatology and Allergologys, chế độ ăn uống nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ gây ra mụn.

    Tình trạng mụn mọc trên đầu có thể rất ngứa và khó chịu nhưng thường sẽ cải thiện nếu bạn dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Vì thế, bạn hãy duy trì thói quen chăm sóc tóc và da đầu để ngăn ngừa mụn nhé.

    6 nguyên nhân khiến da mặt sần sùi nhiều mụn cám và cách điều trị dứt điểm
    Tiêm vitamin C trắng da: Coi chừng tiền mất tật mang
    Close Giỏ hàng
    Close Yêu thích
    Close Recently Viewed
    Close
    Compare Products (0 Sản phẩm đã chọn)
    Compare Product
    Compare Product
    Compare Product
    Compare Product
    Close
    Danh mục