Tìm hiểu chung
Da có bọng nước là bệnh gì?
Da có bọng nước là một tình trạng ngứa, phồng rộp, cháy da phát ban gây khó chịu. Phát ban và ngứa thường xảy ra trên khuỷu tay, đầu gối, da đầu, lưng và mông. Vết phát ban này có thể do gluten không dung nạp, có thể liên quan đến một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn là bệnh loét dạ dày. Da có bọng nước đôi khi được gọi là bệnh Duhring hoặc gluten phát ban. Những người bị bệnh này cần phải duy trì một chế độ ăn nghiêm ngặt không có gluten.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh da có bọng nước là gì?
Da có bọng nước là một trong những tình trạng phát ban có thể gây ngứa ngáy. Một số vùng trên cơ thể hay phát ban bao gồm:
Các ban thường có cùng kích thước, hình dạng, thường xuyên đến và biến mất.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây bệnh bệnh da có bọng nước?
Nhiều người có thể nghĩ rằng tình trạng phát ban này được gây ra bởi một số hình thức của virus herpe, điều này không đúng, vì bệnh này không có liên quan đến herpes. Nhiều bác sĩ chứng minh rằng da có bọng nước xảy ra ở những người bị bệnh loét dạ dày. Bệnh celiac (còn gọi là bệnh không dung nạp gluten) là một rối loạn tự miễn đặc trưng bởi tình trạng không dung nạp gluten, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và cũng đôi khi được tìm thấy trong yến mạch đã được xử lý trong các nhà máy sản xuất các loại hạt khác.
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), từ 15-25% những người bị bệnh loét dạ dày mắc bệnh da có bọng nước. Bệnh Celiac cũng có thể gây đau bụng dữ dội, táo bón, buồn nôn và nôn mửa. Những người có bệnh này thường không có bất cứ triệu chứng nào về đường ruột. Tuy nhiên, ngay cả khi họ không gặp bất kỳ triệu chứng nào về đường ruột, 80% hoặc nhiều người mắc bệnh da có bọng nước vẫn bị tổn thương ở đường ruột, đặc biệt là nếu họ có chế độ ăn uống nhiều gluten.
Các tổn thương ở đường ruột và phát ban là do phản ứng của protein gluten với một loại kháng thể điển hình IgA. Cơ thể thông tin khiến cho các kháng thể IgA tấn công các protein gluten. Khi kháng thể IgA tấn công gluten, chúng phá hủy các bộ phận của ruột mà có vai trò giúp bạn hấp thụ vitamin và các chất dinh dưỡng. Người ta tin rằng sự nhạy cảm này với gluten thường có tính di truyền.
Các cấu trúc hình thành khi IgA gắn với gluten sau đó nhập vào máu. Chúng bắt đầu làm tắc các mạch máu nhỏ, đặc biệt là ở trong da. Các tế bào máu trắng bị thu hút vào những chỗ tắc nghẽn này và tiết ra một chất hóa học gây ngứa, phát ban.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh da có bọng nước?
Mặc dù bệnh này được chẩn đoán nhiều ở phụ nữ nhưng nam giới lại có nhiều khả năng mắc bệnh da có bọng nước hơn nữ giới. Vết ban thường bắt đầu ở độ tuổi 20 hoặc 30, mặc dù nó có thể bắt đầu trong thời thơ ấu. Tình trạng thường xảy ra ở những người gốc châu Âu. Mặt khác, bệnh cũng ảnh hưởng đến những người gốc Phi hoặc châu Á.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh da có bọng nước?
Bệnh celiac có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai nhưng phổ biến hơn ở những người có thành viên khác trong gia đình bị bệnh loét dạ dày hoặc da bị bọng nước.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh da có bọng nước?
Bác sĩ sẽ thực hiện một xét nghiệm vật lý và một số xét nghiệm khác. Các xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để chẩn đoán bệnh có thể bao gồm:
Sinh thiết da
Bác sĩ lấy một mẫu nhỏ của da và quan sát dưới kính hiển vi. Đôi khi, bác sĩ có thể thử nghiệm miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, vùng da xung quanh phát ban được nhuộm bằng thuốc nhuộm sẽ xuất hiện kháng thể IgA. Sinh thiết da cũng có thể giúp xác định các triệu chứng được gây ra bởi một bệnh lý về da khác.
Xét nghiệm máu
Phương pháp này giúp các bác sĩ kiểm tra xem có các kháng thể trong máu hay không. Sinh thiết ruột có thể giúp phát hiện tổn thương do bệnh loét dạ dày.
Kiểm tra các mảng vá trên da
Trong trường hợp chẩn đoán không chắc chắn hoặc có chẩn đoán khác khả thi thì bạn có thể tiến hành các xét nghiệm khác. Kiểm tra các mảng vá trên da là cách tốt nhất để chẩn đoán tình trạng chàm tiếp xúc dị ứng, một nguyên nhân phổ biến của các triệu chứng tương tự như bệnh da có bọng nước.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh da có bọng nước?
Da có bọng nước có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh dapsone nhưng có các tác dụng phụ nghiêm trọng. Liều lượng thuốc phải được tăng dần trong vài tháng để thuốc có hiệu quả hoàn toàn. Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy dễ chịu khi dùng dapsone, nhưng có thể xuất hiện một số tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm:
- Vấn đề về gan;
- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời;
- Thiếu máu;
- Yếu cơ;
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên.
Các thuốc khác có thể được sử dụng bao gồm tetracycline, sulfapyridine và một số loại thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, chúng ít hiệu quả hơn so với dapsone.
Do đó, phương pháp điều trị hiệu quả nhất mà không có tác dụng phụ chính là tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn không có gluten, điều này có nghĩa là bạn phải tránh những thực phẩm, thức uống hoặc thuốc có chứa lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, yến mạch, v.v.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh da có bọng nước?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Tránh thức ăn và thức uống có chứa lúa mạch, lúa mì cứng, chất bột, bột graham;
- Tránh dùng thực phẩm đóng gói, trừ khi chúng được dán nhãn là không có gluten hoặc không có thành phần có chứa gluten.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.