Lăn kim PRP: Phương pháp làm đẹp tự thân có tốt không?

Tìm kiếm một phương pháp chăm sóc da hiệu quả luôn là nhu cầu lớn của đa số mọi người ngày nay. Trong danh sách các phương pháp này, lăn kim PRP đang được xem là phương pháp tiên tiến giúp cải thiện nhiều vấn đề về da như mụn trứng cá, sẹo mụn, nếp nhăn, tàn nhang, và sắc tố da. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp để sử dụng phương pháp làm đẹp này. Vậy lăn kim PRP là gì? Liệu lăn kim bằng máu tự thân có tốt không?

Lăn kim PRP là gì?

Lăn kim PRP (Platelet-Rich Plasma) là phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn, sử dụng kim nhỏ tạo ra tổn thương giả trên mô da để kích thích tăng sinh collagen. Sau đó, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) có nguồn gốc từ mẫu máu của chính bạn được thoa lên da. PPR được sử dụng vì nó chứa nhiều yếu tố tăng trưởng và các protein có lợi khác cho da.

Một số nghiên cứu cho thấy lăn kim PRP là một phương pháp lăn kim trị sẹo rỗ (sẹo mụn) hiệu quả khi kết hợp phương pháp lăn kim và sử dụng máu giàu tiểu cầu (PRP).

lan-kim-prp-tre-hoa-da

Những lợi ích của lăn kim PRP cho làn da

Phương pháp lăn kim PRP mang đến một số ưu điểm như: thời gian phục hồi da ngắn và ít gây đau đớn. Để hiểu rõ hơn về những tác dụng của lăn kim PRP, bạn cần hiểu cơ chế hoạt động của phương pháp này.

Máu bao gồm các tế bào như tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, và tiểu cầu. Trong số đó, tiểu cầu đóng vai trò trong quá trình chữa lành vết thương. PRP (Platelet-Rich Plasma) là việc tách lấy máu giàu tiểu cầu hơn. Khi được kích hoạt, tiểu cầu giải phóng một số yếu tố tăng trưởng và cytokine, như các yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu (PDGF). PDGF có chức năng cải thiện tái tạo da, thúc đẩy tổng hợp protein và collagen. Từ đó, tiểu cầu giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương và kích thích phát triển mô liên kết. Việc sử dụng lăn kim là một bước đệm tạo vết thương giả trên lớp hạ bì để kích thích tăng sinh collagen.

Sau khi được điều trị, làn da sẽ cải thiện đáng kể các vấn đề về da như sẹo mụn, sẹo rỗ, nếp nhăn, vết chân chim, tàn nhang, đốm nâu, và lỗ chân lông to.

lan-kim-prp

Quy trình lăn kim PRP

Quy trình lăn kim PRP thường mất từ 30 đến 40 phút để hoàn thành. Trong quá trình này, bác sĩ da liễu và nhân viên y tế có thể thực hiện một số bước sau:

  1. Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ lấy máu tự thân của bạn và đặt vào bộ kit.
  2. Bước 2: Mẫu máu sau đó được đặt trong máy ly tâm để tách các tế bào tiểu cầu và tạo thành nồng độ huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Quá trình này thường mất khoảng 15 phút.
  3. Bước 3: Sử dụng dụng cụ lăn kim để tạo vết thương trên da.
  4. Bước 4: Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) được thoa hoặc tiêm lên vùng da điều trị.

Trước đây, PRP chỉ được tiêm vào da. Nhưng hiện nay, nó đã trở thành phương pháp kết hợp với lăn kim (microneedling).

lan-kim-bang-mau-tu-than-co-tot-khong

Những đối tượng không nên lăn kim PRP

Tuy lăn kim PRP mang lại nhiều lợi ích cho da, nhưng không phải ai cũng thích hợp để sử dụng phương pháp này. Một số đối tượng không nên lăn kim PRP bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Người đang sử dụng thuốc Accutane để điều trị mụn trứng cá.
  • Người có mụn viêm sưng.
  • Người có bệnh da liễu như bệnh chàm da mặt hoặc rosacea.
  • Người có da dễ bị sẹo lồi.
  • Người có khả năng lành vết thương kém.
  • Người nhiễm HIV hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường máu.

Trước khi tiến hành lăn kim PRP, bác sĩ da liễu sẽ kiểm tra và đánh giá tình trạng da của bạn để đảm bảo an toàn và hiệu quả sau điều trị.

Lăn kim PRP cần lưu ý những điều gì?

Trong quá trình lăn kim PRP, da của bạn có thể có một số phản ứng như sưng đỏ, đau, hay nổi mụn nhẹ. Do đó, bạn cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc da sau khi thực hiện lăn kim PRP đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý khi lăn kim PRP:

  • Hỏi kỹ về quy trình của liệu trình trước khi thực hiện.
  • Trao đổi với bác sĩ về lịch sử bệnh lý của bạn và đưa ra kết quả mong đợi sau điều trị.
  • Da có thể nổi đỏ và cần mất từ 1 đến 4 ngày để phục hồi hoàn toàn (tuỳ theo mức độ nhạy cảm của da).
  • Da sau lăn kim PRP rất nhạy cảm, bạn cần chăm sóc da nhẹ nhàng và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng kem chống nắng, cũng như uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da.
  • Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho da, bạn nên đến những cơ sở làm đẹp hoặc bệnh viện da liễu uy tín để được điều trị bởi bác sĩ da liễu có kỹ năng và chuyên môn cao.

Sở hữu một làn da đẹp luôn đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn trong việc chăm sóc. Lăn kim PRP có thể giúp bạn tái tạo da và trị sẹo mụn. Hi vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về lăn kim PRP và những công dụng mà nó mang lại trong hành trình chăm sóc da khỏe đẹp của bạn.

Tham khảo thêm: Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) – Liệu pháp tự thân chữa lành vết thương

Hãy đọc thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc da sau lăn kim để da nhanh khỏe đẹp

Hướng dẫn chăm sóc da sau lăn kim PRP đúng cách
Điện di Vitamin C là gì? Tác dụng điện di Vitamin C đối với da
Close Giỏ hàng
Close Yêu thích
Close Recently Viewed
Close
Compare Products (0 Sản phẩm đã chọn)
Compare Product
Compare Product
Compare Product
Compare Product
Close
Danh mục