Nếu bạn sở hữu một làn da nhạy cảm hay nổi ngứa và mẩn đỏ, bạn nên chăm sóc chúng đặc biệt hơn. Dưới đây là những “thần dược‘ an toàn khi làm mặt nạ cho da nhạy cảm của bạn.
Những phụ nữ có làn da nhạy cảm thường lo lắng về việc sử dụng các mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc da có nhiều hoá chất sẽ gây kích ứng cho làn da của mình. Điều này gây khó khăn cho họ trong việc chăm sóc làn da nhạy cảm và bắt đầu chuyển qua thử các sản phẩm chăm sóc da đơn giản từ thiên nhiên. Các thành phần tự nhiên này gồm những gì và hiệu quả của chúng đến đâu?
Trước hết, bạn cần xác định làn da của mình có thực sự là da nhạy cảm hay không.
Thế nào là da nhạy cảm?
Nhiều người có làn da đỏ hoặc khô nghĩ rằng họ có làn da nhạy cảm, nhưng đây hoàn toàn không phải là dấu hiệu sẽ xác định liệu làn da của bạn có nhạy cảm hay không. Một số đặc điểm của làn da nhạy cảm có thể là:
- Da cực kỳ khô và không thể bảo vệ các đầu mút dây thần kinh;
- Da thường xuyên phản ứng dẫn đến phát ban, nổi mụn… ;
- Da bị ngứa và nổi mẩn đỏ sau khi sử dụng một số sản phẩm.
Một khi đã được bác sĩ phân tích rằng bạn thực sự có làn da nhạy cảm, bạn có thể sử dụng các liệu pháp tự nhiên cải thiện da nhẹ nhàng mà không gây ra kích ứng da.
Những thần dược tự nhiên nào giúp cải thiện làn da nhạy cảm?
Nha đam
Nha đam (lô hội) là một trong những thành phần tự nhiên tốt nhất cho làn da nhạy cảm. Chất nhựa chiết xuất từ nha đam có đặc tính nhẹ nhàng cùng với vitamin E)[*] giúp chữa lành vết đỏ da và ngứa.
Bạn có thể sử dụng lô hội để nuôi dưỡng da của mình bằng cách:
- Cắt mở lá của một cây lô hội;
- Bóp để gel bên trong chảy ra;
- Bôi gel vào khu vực bị ảnh hưởng hoặc chỉ đơn giản là trên mặt và cổ của bạn;
- Để gel khô qua đêm và rửa sạch bằng nước sạch vào buổi sáng.
Bạn có thể cảm thấy ngứa nhẹ sau khi bôi gel nhưng không cần lo lắng vì điều này hoàn toàn bình thường.
Mật ong
Mật ong không chỉ nhẹ nhàng mà còn có tính kháng khuẩn giúp dưỡng ẩm cho làn da nhạy cảm mà ít khi gây ra kích ứng. Sử dụng mật ong thoa lên da có thể đem lại cho bạn làn da sáng khoẻ.
Bạn có thể tạo hỗn hợp mặt nạ cho da nhạy cảm từ mật ong cho làn da bằng cách:
- Cho 2 muỗng canh mật ong vào một cái bát;
- Thêm 2 muỗng cà phê bột quế vào đó và trộn đều;
- Đắp lên mặt và cổ của bạn và để yên trong khoảng 15 phút;
- Rửa sạch mặt với nước để có được làn da mịn màng và căng tràn.
Chuối chín
Một quả chuối chín có thể dùng làm mặt nạ dưỡng ẩm rất hiệu quả cho da nhạy cảm. Chuối chín giúp loại bỏ các tế bào da chết và giữ độ ẩm để da bạn không bị khô và ngứa.
Vậy làm thế nào để có được mặt nạ cho da nhạy cảm từ chuối? Bạn có thể thực hiện bằng các bước sau đây:
Củ nghệ
Bột nghệ có đặc tính kháng khuẩn giúp ngăn chặn vấn đề về da thường gặp như mụn, phát ban. Sự hiện diện của tinh nghệ giúp cho làn da của bạn mịn màng từ bên trong. Bạn có thể thử làm mặt nạ cho da nhạy cảm từ bột nghệ bằng cách:
- Lấy 1 muỗng canh bột nghệ;
- Thêm một vài giọt mật ong và 2 muỗng canh sữa nguyên chất vào hỗn hợp;
- Trộn đều rồi đắp lên mặt và cổ;
- Để khô và sau đó rửa sạch bằng nước sạch.
Trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp trẻ hoá làn da và giữ vững độ tươi trẻ. Vì chứa lượng caffeine không đáng kể, trà xanh không làm khô da và giúp làm dịu da. Bạn thậm chí có thể trữ trà xanh trong tủ lạnh để sử dụng sau khi túi trà hoàn toàn lạnh. Bạn có thể làm điều này bằng cách:
- Đun sôi nước và thêm lá trà xanh vào;
- Chắt nước trà ra rồi để nguội;
- Thêm 2 giọt mật ong vào trà, sau đó thoa hỗn hợp lên khuôn mặt bằng bông;
- Giữ trong 10 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước.
Bạn có thể sử dụng mặt nạ cho da nhạy cảm từ trà xanh hai lần một tuần. Bạn cũng nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da. Tránh sử dụng các tác nhân tự nhiên mạnh hoặc có axit tự nhiên như chanh và giấm đối với làn da nhạy cảm của mình.
Da bạn trở nên nhạy cảm hơn khi chức năng bảo vệ tự nhiên của da bị tổn thương, gây mất nước và tạo điều kiện cho các tác nhân kích thích xâm nhập vào da. Hãy tìm hiểu nhiều hơn về loại da của mình để có biện pháp chăm sóc phù hợp.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.