Viêm da dị ứng thời tiết: Nguyên nhân & Cách điều trị

Viêm da dị ứng thời tiết: Nguyên nhân & Cách điều trị

Viêm da dị ứng thời tiết là bệnh da liễu do yếu tố thời tiết và môi trường khiến da ngứa ngáy, phát ban, mụn rộp. Điều này ảnh hưởng nhiều đến lối sống sinh hoạt, thậm chí là giấc ngủ của người bệnh. Vậy cách triều trị loại viêm da dị ứng này như thế nào?

Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị viêm da dị ứng thời tiết qua bài viết dưới đây!

Viêm da dị ứng thời tiết là bệnh gì?

Viêm da dị ứng thời tiết là một dạng viêm da dị ứng mà trong đó da có những phản ứng viêm khi có yếu tố thời tiết tác động. Các triệu chứng viêm da dị ứng phát triển khi thời tiết, nhiệt độ thay đổi liên tục, khiến não bộ chưa thích nghi và hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với yếu tố môi trường.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, thường ở người lớn và trẻ em.

viêm da dị ứng thời tiết là gì

>>> Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm da dị ứng: Tất cả những điều bạn cần biết!

Viêm da dị ứng thời tiết có lây không?

Viêm da dị ứng này không phải là bệnh lây nhiễm từ người sang người, vì đây là bệnh da liễu do cơ thể phản ứng với thời tiết và các tác nhân gây dị ứng trong môi trường sống. Tuy vậy, đây là bệnh dễ tái phát và khởi phát theo mùa.

Lưu ý bạn vẫn nên hạn chế sử dụng đồ cá nhân chung với người bệnh, để tránh gây ra tác động tiêu cực đến da của bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm da thời tiết thường là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và các yếu tố thời tiết, môi trường.

Yếu tố di truyền:

  • Da mặt bị dị ứng thời tiết có thể do di truyền: Những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh dị ứng như chàm, hen suyễn,…

Các yếu tố môi trường gây phát bệnh bao gồm:

  • Điều kiện thời tiết khắc nghiệt: Thời tiết quá lạnh, khô hanh gây bong tróc da; thời tiết quá nóng khiến da tiết nhiều mồ hôi, tạo điều kiện vi khuẩn phát triển.
  • Tiếp xúc với một số tác nhân dị ứng: Bụi, phấn hoa, phấn thực vật, lông động vật, một số loại hóa chất trong mỹ phẩm, các sản phẩm sát trùng và tẩy rửa,..
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý khác: Như hen suyễn, bệnh tuyến giáp,…

Việc xác định chính xác nguyên nhân của bệnh giúp bạn có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Do đó, nếu bạn bị viêm da dị ứng thời tiết, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị sớm, tránh những tình trạng gây sẹo sau này.

>>> Tham khảo thêm: Viêm da nhiễm trùng: Bạn biết gì về bệnh này?

Triệu chứng bệnh

Viêm da dị ứng thời tiết có các triệu chứng khác nhau tùy theo cơ địa từng người, các triệu chứng thường bao gồm:

  • Da khô và ngứa: Vùng da bị ảnh hưởng sẽ trở nên khô và ngứa. Nếu bạn cào vào da, nó sẽ trở nên đỏ và viêm.
  • Phát ban đỏ: Da bị ảnh hưởng sẽ trở nên sần sùi, nổi mẩn đỏ và có thể nổi các vết bầm tím.
  • Mụn nước: Vùng da bị ảnh hưởng có thể bị phồng rộp, mụn nước và có các vảy trên da.
  • Da bị sưng tấy: Nếu bị nhiễm trùng, da sẽ trở nên sưng tấy và có thể gây đau.
  • Khó ngủ: Do ngứa và kích ứng da, nhiều người bị viêm da dị ứng thời tiết gặp khó khăn trong việc ngủ.

triệu chứng viêm da dị ứng thời tiết

Các triệu chứng thường xuất hiện ở cổ tay, khuỷu tay, đầu gối và mắt cá chân. Ngoài ra, một số triệu chứng viêm da dị ứng thời tiết khác như:

  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, thường có chất nhầy trong hoặc nhạt màu.
  • Hắt xì, Ho
  • Mắt đỏ, chảy nước
  • Ngứa mũi, miệng hoặc mắt

Các phương pháp điều trị

Cách chữa viêm da dị ứng thời tiết tại nhà bằng mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian có thể giúp giảm triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh như:

  • Nước muối: Pha nước muối ấm loãng, ngâm và rửa nhẹ lên vùng da tổn thương để giảm ngứa và viêm.
  • Lá trầu không: Bạn có thể đun sôi nước với một nắm lá trầu không rửa sạch, một ít muối hạt. Tiếp theo, lấy nước lá trầu để rửa vùng da tổn thương. Cách này sẽ giúp kiểm soát bệnh và giảm các triệu chứng ngứa ngáy hiệu quả.
  • Lá khế: Bạn đun sôi một nắm lá khế để lấy nước rửa, tắm hoặc chà nhẹ lá khế lên vùng da tổn thương.

Đây là phương pháp dân gian không thay thế các phương pháp điều trị y khoa. Nếu triệu chứng khá nghiêm trọng, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

>>> Mời bạn đọc xem thêm: Dễ mắc nhưng không khó chữa bệnh viêm da tiếp xúc

Cách chữa viêm da dị ứng thời tiết bằng thuốc

Có nhiều loại thuốc điều trị tại chỗ cho viêm da dị ứng thời tiết, bao gồm:

  • Thuốc bôi corticosteroid: Corticosteroid là loại thuốc chống viêm thường được sử dụng để giảm viêm và ngứa. Tuy nhiên, đối với các vùng da nhạy cảm như mặt, tay và chân, nên sử dụng các loại corticosteroid nhẹ.
  • Thuốc kháng histamine: Thuốc kháng histamine như diphenhydramine và hydroxyzine có thể giúp giảm ngứa và giảm tình trạng mất ngủ do ngứa gây ra.
  • Thuốc chống nhiễm khuẩn: Trong trường hợp da bị nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc khác để điều trị.

thuốc bôi viêm da dị ứng thời tiết

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị tại chỗ, bạn nên:

  • Cắt ngắn móng tay: Đối với viêm da dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ, việc cắt móng tay và đeo găng tay mỏng trong khi ngủ sẽ giúp hạn chế bé gãi vào vùng da tổn thương vào ban đêm.
  • Giữ vệ sinh: Việc giữ vùng da khô ráo, sạch sẽ và tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích cũng rất quan trọng để điều trị và phòng ngừa viêm da dị ứng thời tiết.

viêm da dị ứng thời tiết ở trẻ em

>>> Đọc thêm: Trẻ bị dị ứng thời tiết: Mách mẹ bí quyết để bé nhanh khỏi?

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã có thêm thông tin tham khảo, để có thể sớm điều trị viêm da dị ứng thời tiết. Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm da dị ứng này, hãy đi thăm khám bác sĩ da liễu, đảm bảo chẩn đoán đúng bệnh và điều trị hiệu quả.

Lăn kim trị nám có tốt không? Những điều cần biết về lăn kim
Có nên trang điểm khi chơi thể thao?
Close Giỏ hàng
Close Yêu thích
Close Recently Viewed
Close
Compare Products (0 Sản phẩm đã chọn)
Compare Product
Compare Product
Compare Product
Compare Product
Close
Danh mục