Xóa xăm: Phương pháp nào hiệu quả cho bạn?

Khi xăm hình đang là xu hướng của nhiều người thì xóa xăm cũng dần phổ biến để xoá hình xăm không mong muốn. Tuy nhiên, việc thiếu kiến thức về việc xóa xăm có thể gây ra một số phản ứng phụ như da bị kích ứng, đỏ da, thâm chí để lại sẹo da. Vậy xóa xăm là gì? Có phương pháp nào xoá hình xăm không sẹo không?

Xóa xăm là gì?

Xóa xăm là sử dụng các kỹ thuật để loại bỏ những những hình xăm không mong muốn. Các kỹ thuật phổ biến được sử dụng để loại bỏ hình xăm gồm dùng tia laser, phẫu thuật cắt bỏ và dermabrasion. Mực hình xăm nằm sâu dưới lớp biểu bì. Do đó, việc loại bỏ hình xăm khá phức tạp và chi phí xóa xăm cũng đắt đỏ hơn nhiều so với việc đi xăm hình ban đầu.

Một số hình xăm có thể xóa bỏ đi nhanh chóng, nhưng có một số hình xăm khó loại bỏ hơn tùy vào màu mực in, kích thước hình xăm và các yếu tố khác. Hình xăm cũ thường khó xóa hơn so hình xăm mới do mực hình xăm đã đã in đậm dưới các lớp da.

Nếu bạn có mong muốn loại bỏ hình xăm, hãy tới thăm khám bác sĩ da liễu được tư vấn phương pháp xóa xăm an toàn và hiệu quả hơn. Việc sử dụng các phương pháp xóa xăm tại nhà như sử dụng kem loại bỏ hình xăm, tự ý sử dụng dụng cụ mài mòn  không những không hiệu quả mà nó còn có thể gây kích ứng da hoặc các phản ứng nghiêm trọng khác.

xóa xăm

>>> Đọc thêm: 9 vấn đề thường gặp khi xăm hình và cách khắc phục hiệu quả

Khi nào nên xóa hình xăm?

Bạn có thể cân nhắc loại bỏ hình xăm nếu:

  • Không hài lòng về hình xăm bạn đang có
  • Hình xăm đã mờ dần
  • Bạn có thể quyết định xóa xăm khi hình xăm không còn phù hợp với phong cách của bạn hiện tại

Với hình xăm mới được thực hiện, màu mực xăm chưa khô, bạn chưa thể xóa xăm. Lúc này, bạn cần thời gian 1-2 tháng mới có thể thực hiện các liệu trình xóa xăm để loại bỏ mực in trên da.

Các phương pháp xóa xăm 

Xóa xăm có để lại sẹo không còn tùy thuộc việc lựa chọn phương pháp xóa xăm nào. Thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp xóa xăm sử dụng các thiết bị hiện đại giúp bạn đạt hiệu quả và an toàn cho da như:

1. Xóa hình xăm bằng laser

Hầu hết các hình xăm được loại bỏ bằng laser Q-switch. Laser Q-switched giải phóng xung năng lượng mạnh. Mức năng lượng này sẽ làm nóng và phá vỡ màu mực in trong da .Trước khi điều trị bằng laser, da được tiêm thuốc gây tê cục bộ. Hình xăm nhiều màu có thể cần điều trị với các laser khác nhau và các bước sóng khác nhau.

>>> Tìm hiểu thêm: Xóa xăm laser có để lại sẹo?

Ưu điểm

  • Một loại laser đặc biệt-được gọi là ND: YAG có thể được sử dụng xóa xăm giúp tránh thay đổi sắc tố của da vĩnh viễn
  • Đạt kết quả cao và đảm bảo an toàn
  • Nguy cơ để lại sẹo thấp hơn các phương pháp xóa xăm khác.

Nhược điểm

  • Chi phí điều trị cao
  • Một số phản ứng của da sau khi xóa xăm laser như da sưng đỏ, có thể bị phồng rộp hoặc chảy máu
  • Hình xăm mờ dần đi, nhưng có thể không thể xóa bỏ hoàn toàn trên da
  • Bạn sẽ cần vài lần điều trị bằng laser (thường là 9-10 lần điều trị) hoặc nhiều hơn, mỗi lần cách nhau 6-8 tuần để hình xăm mờ dần và xóa hình xăm đi.

xóa xăm

>>> Đọc thêm: Các phương pháp trẻ hóa da bằng laser: Lựa chọn nào dành cho bạn?

2. Dermabrasion

Dermabrasion còn được gọi là phương pháp mài mòn da. Trong quá trình dermabrasion, vùng có hình xăm được làm lạnh cho đến khi gây tê. Sau đó, kỹ thuật viên sử dụng thiết bị để mài mòn loại bỏ mực in trên lớp da. 

Ưu điểm

  • Chi phí điều trị thấp hơn
  • Chỉ cần một lần điều trị.

Nhược điểm

  • Vùng da xóa xăm sẽ bị đau và khô trong vài tuần sau khi khi được điều trị 
  • Thời gian phục hồi da cần đến 2-3 tuần
  • Những người có làn da sẫm màu có thể có nguy cơ thay đổi sắc tố da cao hơn.
  • Tác dụng phụ: có thể gây đỏ da và chảy máu
  • Kết quả điều trị kém hiệu quả hơn và tùy vào tình trạng da của mỗi người, vì vậy dermabrasion không phổ biến so với các phương pháp xóa xăm khác

>>> Đọc thêm: Microdermabrasion là gì? Có nên Microdermabrasion cho da?

3. Xóa xăm bằng cách phẫu thuật ngoại khoa (Surgical excision)

Loại bỏ hình xăm bằng phương pháp phẫu thuật  liên quan đến việc phẫu thuật và cắt bỏ vùng xăm. Đây là phương pháp loại bỏ hình xăm xâm lấn đảm bảo để xóa hình xăm vĩnh viễn. Trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ, da sẽ được tiêm thuốc gây tê cục bộ.

Ưu điểm

  • Chi phí điều trị ít tốn kém hơn xóa xăm laser
  • Đạt kết quả xóa hình xăm vĩnh viễn cao

Nhược điểm

  • Nguy cơ để lại sẹo sau điều trị cao 
  • Thường chỉ được thực hiện trên hình xăm có diện tích nhỏ 
  • Quá trình chữa lành vết thương kéo dài trong vài tuần và bôi thuốc mỡ theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp chữa lành nhanh và tránh nguy cơ nhiễm trùng. 
Để xóa hình xăm bằng phương pháp phẫu thuật, bạn nên tìm đến những cơ sở làm đẹp hoặc các bệnh viên da liễu uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả sau liệu trình xóa xăm.

Xóa xăm

Những lưu ý nào khi xóa xăm?

Để hình xăm dần mờ đi, bạn có thể cần thực hiện nhiều lần điều trị. Mặt khác, để da có thể phục hồi nhanh, bạn cần lưu ý một số cách chăm sóc da sau xóa xăm sau đây:

  • Bác sĩ da liễu sẽ kê đơn một số loại thuốc bôi, thuốc mỡ để ngăn ngừa nhiễm trùng
  • Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp trong 3 đến 6 tháng sau khi làm thủ thuật xóa xăm (che nắng bằng áo khoác, mũ vành rộng,…)
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30+ hằng ngày mỗi khi bạn ra ngoài
  • Không mặc quần áo chật để tránh ma xát mỗi khi vận động, để quá trình chữa lành vết thương được nhanh hơn
  • Tránh ngâm vùng da xóa xăm trong nước (nên để nó khô và tự bong tróc)
  • Không chạm hay cạy gỡ vùng da mới được xóa xăm
  • Thông thường các phương pháp xóa xăm chỉ hiệu quả đối với màu mực tối như màu đen, nâu,… Vì thế bạn nên cân nhắc hình màu xăm để hạn chế việc điều trị có thể gây sẹo sau này.

>>> Tham khảo thêm: Chăm sóc da sau laser: Hiểu rõ để tránh bị tác dụng phụ cho làn da

Việc xóa xăm có thể không làm biến mất hình xăm hoàn toàn tùy vào tình trạng da, màu sắc và kích thước hình xăm. Để biết được có xóa được hình xăm của bạn hay không, bạn nên thăm khám với bác sĩ da liễu để được đánh giá, kiểm tra vùng xóa xăm và giúp bạn có phương pháp điều trị xóa xăm phù hợp.

Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? 8 cách điều trị an toàn, hiệu quả
Giải đáp: Vitamin B1 có tác dụng gì cho da?
Close Giỏ hàng
Close Yêu thích
Close Recently Viewed
Close
Compare Products (0 Sản phẩm đã chọn)
Compare Product
Compare Product
Compare Product
Compare Product
Close
Danh mục