Giải đáp những thắc mắc về bệnh vảy phấn hồng

Bệnh vảy phấn hồng gây không ít khó chịu cho người mắc phải vì cảm giác ngứa ngáy và nốt ban trên da.

Bệnh vảy nến phấn hồng là một bệnh da liễu khá phổ biến ở Việt Nam, nằm trong nhóm các bệnh ngoài da như vảy nến, á sừng, chàm… Nếu bạn hay người thân mắc phải căn bệnh này và đang băn khoăn không biết bệnh này có lây không, nên ăn gì để giảm các triệu chứng bệnh và việc điều trị như thế nào, hãy tham khảo những giải đáp sau.

Bệnh vảy phấn hồng là gì?

Vảy nến phấn hồng là một dạng của bệnh vảy nến và thuộc nhóm bệnh tự miễn. Khi mắc phải, bạn sẽ nhận thấy trên da xuất hiện các đốm tròn hoặc hình bầu dục có kích thước khá lớn, từ 2.5 – 5cm cùng những vảy nến lấm tấm xung quanh. Da ở vùng ngực, bụng hoặc lưng thường là những khu vực dễ xuất hiện vảy nến nhất.

Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng là gì?

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, bệnh có liên quan mật thiết đến sự rối loạn, suy yếu của hệ miễn dịch trong cơ thể. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ cũng có thể được kể đến như: Một vài chủng herpes virus, di truyền, tiếp xúc với hóa chất độc hại, tác dụng phụ của thuốc…

Bệnh vảy phấn hồng có lây không?

Nếu lo lắng tình trạng về da này có thể lây nhiễm sang những người xung quanh thông qua các tiếp xúc bên ngoài hoặc dùng chung muỗng đũa thì bạn hãy yên tâm bởi theo các chuyên gia, bệnh vảy phấn hồng không phải dạng bệnh lây nhiễm.

Bệnh vảy phấn hồng có tái phát không?

Bệnh vảy nến phấn hồng được ghi nhận là có nguy cơ tái phát cao nếu bạn gặp phải các yếu tố kích ứng hoặc lối sống chưa phù hợp với tình trạng da.

Bị bệnh vảy phấn hồng kiêng gì?

Để giảm thiểu nguy cơ tái phát cũng như hỗ trợ kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả, tránh gây ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt thường ngày, bạn hãy chú ý đến vấn đề kiêng cữ, chẳng hạn như:

♦ Kiêng tiếp xúc với nhiệt độ cao

Nhiệt có thể làm nặng thêm tình trạng phát ban và ngứa. Do vậy, bạn cần tránh tắm nước nóng, không nên hoạt động quá sức bởi cơ thể sẽ sinh ra nhiệt, hạn chế đến những nơi có nhiệt độ cao hoặc ra đường vào lúc trời nắng gắt.

♦ Kiêng tiếp xúc với hóa chất

Không thể phủ nhận những hóa chất làm sạch như nước rửa chén, xà phòng, dầu gội, sữa tắm đã đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, nếu mắc phải bệnh vảy nến phấn hồng, bạn hãy dừng việc dùng hoặc tiếp xúc trực tiếp với chúng. Việc tiếp xúc với nhiều hóa chất có tính tẩy rửa mạnh trong các sản phẩm trên sẽ khiến da bạn dễ bị kích ứng, dẫn đến ngứa rát, tróc vảy.

♦ Kiêng thịt đỏ, trứng và sữa

Thịt đỏ, sữa đặc biệt là trứng, đều chứa một loại axit béo không bão hòa đa gọi là axit arachidonic. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sản phẩm phụ của axit arachidonic có thể đóng vai trò tạo ra các tổn thương trên vết vảy nến phấn hồng.

Những thực phẩm cần tránh bao gồm:

  • Thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò
  • Sữa và thực phẩm làm từ sữa
  • Trứng và các món từ món trứng
  • Xúc xích, thịt xông khói và các loại thịt đã qua chế biến khác.

♦ Kiêng cữ các thực phẩm chứa gluten

Gluten là một loại protein có trong thực phẩm chứa tinh bột. Nếu bạn bị bệnh vảy nến phấn hồng và nhạy cảm với gluten, điều quan trọng là phải cắt bỏ những thực phẩm chứa loại protein này, chẳng hạn như:

  • Nước ngọt
  • Mì gói, mì ống
  • Khoai tây chiên
  • Thực phẩm đã qua chế biến
  • Thức uống có cồn như bia, rượu
  • Lúa mì và các món ăn làm từ lúa mì.

♦ Trái cây cần kiêng cữ

Trái cây và rau quả rất cần thiết cho sức khỏe nhưng đôi lúc cơ địa của người bệnh vảy nến phấn hồng sẽ phản ứng với một vài loại nhất định. Việc tiêu thụ các loại trái cây, rau củ được liệt kê dưới đây có thể khiến bạn cảm thấy ngứa hoặc khó chịu:

  • Cà chua
  • Khoai tây
  • Cà tím
  • Ớt

Biện pháp chữa bệnh là gì?

Vảy phấn hồng là tình trạng bệnh lý phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng. Việc xuất hiện các tổn thương trên da khiến người mắc tự ti, xấu hổ, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.

Nếu bác sĩ đánh giá tình trạng ở mức độ nhẹ hoặc không nghiêm trọng, thông thường, bạn sẽ được chỉ định dùng kem trị ngứa nhằm giảm bớt tình trạng khó chịu.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần dùng đến thuốc, như:

  • Corticosteroid
  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc kháng virus, như acyclovir (Zovirax)

Liệu pháp ánh sáng có thể được chỉ định cho những trường hợp ngứa thực sự gây khó chịu. Thông thường, quá trình này liên quan đến liệu pháp tia cực tím B (UVB) và do bác sĩ da liễu thực hiện.

Giải pháp hỗ trợ điều trị vảy phấn hồng bằng sản phẩm thảo dược

Để điều trị bệnh vảy nến phấn hồng hiệu quả, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng kết hợp các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát. Một trong số những sản phẩm đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.

Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với bạch thược, nhàu, nhũ hương, thổ phục linh, hoàng bá, L-carnitine – có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống tự miễn rất hiệu quả. Chính vì thế, Kim Miễn Khang giúp tăng cường năng lượng, điều hòa hệ miễn dịch, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh vảy phấn hồng.

Kem bôi Explaq có thành phần chính là chitosan, kết hợp với dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi có tác dụng bong sừng bạt vảy, làm mềm mịn làn da, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến phấn hồng an toàn, hiệu quả.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về bệnh hoặc muốn biết thêm thông tin về bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, hãy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 1800 6107 hoặc điện thoại số 091 675 7545 / 091 675 5060 (zalo, viber) để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Phương Uyên / HELLO BACSI


Được đăng bởi Shop Thẩm Mỹ Viện

6 Lưu ý quan trọng khi sử dụng kẽm trị mụn
Da quanh miệng bị khô: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
Close Giỏ hàng
Close Yêu thích
Close Recently Viewed
Close
Compare Products (0 Sản phẩm đã chọn)
Compare Product
Compare Product
Compare Product
Compare Product
Close
Danh mục